Trở lại Sài Gòn trong cương vị của một người tham gia vào một công tác xã hội, bằng cặp mắt của người đã sống, đã yêu rồi đã xa TP Hồ Chí Minh, nay trở lại với cái nhìn của người tham gia cải tạo đóng góp một phần nhỏ bé của mình để xây dựng Sài Gòn - Tp Hồ Chí Minh. Nhà văn, người đam mê cái đẹp và luận tìm triết lý của cuộc sống mà giới văn sĩ của Du lịch 10A tặng anh bằng cái tên trìu mến: triết gia mắt trố - Việt Dũng, đã gửi những cảm nhận đầu tiên của mình tại đô thị phồn hoa Sài Thành qua bút ký: Sài Gòn - Kỳ 1: Cái nhìn của kẻ xa xứ. Xin giới thiệu cùng độc giả.
" Sài Gòn được biết đến là một trung tâm, kinh tế, văn hoá hàng đầu của cả nước. Thành phố này hàng năm đóng góp tới phân nửa GDP cho toàn quốc. Đúng theo cái nghĩa trung tâm kinh tế ấy, Sài gòn đang là nơi hội tụ của dân thập phương tìm chốn đứng chân, khẳng định mình.
Tôi vào Sài gòn công tác, đây không phải là lần đầu tiên tôi đến đây, thế nên cũng không có gì là lạ lẫm lắm. Tuy vây, những cảm nhận về nơi đây vẫn rõ rệt qua từng nhịp đập của trái tim về sự đổi thay về kinh tế, sự dung tạp một cách xô bồ về văn hoá, lối sống và cách nhìn nhận văn hoá ở nơi đây.
Dạo quanh qua trung tâm quận 1, quận 3, hay quận 5, đâu đâu cũng thấy là những toà nhà chọc trời. Sài gòn thay đổi nhiều quá- tôi chợt tự bảo mình. Thành phố chuyển mình một cách không ngờ, khiến tôi ngỡ ngàng như đứng trước một thiếu nữ đồng trinh với những đường cong quyến rũ của tạo hoá ban cho. Đó là sự kết hợp giữa các công sở , với các trung tâm thương mại. Con người ở đây cứ ào ào tới rồi ào ào đi trên từng con đường. Với số dân đông nhất cả nước, lên tới cả 10 triệu người thì điều đó là dễ hiểu. Dân đông, đi đâu cũng rầm rập, cũng tắc đường, cũng khói bụi, và hơn đâu hết là sự hối hả trong từng suy nghĩ và hành động của mỗi công dân nơi đây. Người ta gọi đó là tác phong công nghiệp, là lối sống thực tế trong một môi trường kinh tế năng động. Điều đó đúng một phần. Nó đúng bởi cuộc sống cơm áo gạo tiền khiến cho con người phải bươn ra để kiếm sống, họ đâu còn thời gian nhiều cho bản thân, cho gia đình. Đặc biệt họ đâu còn nhiều thời gian để thưởng thức cái gọi là văn hoá có chiều sâu, văn hoá trong mạch nguồn của dân tộc. Tôi xin dẫn chứng để các bạn nghe nhé.
Với số dân 10 triệu trên toàn thành phố, tôi xin mạn phép chia ra làm mấy nhóm theo mức thu nhập như sau: nhóm khá giả, nhóm trung lưu và tầng lớp dân nghèo. Với những người xa xứ, họ đến Sài gòn với ước mong đổi đời, mà đa số họ là tầng lớp dân nghèo phải tha hương. Với họ, để tồn tại và đứng chân trên mảnh đất mới thì phải lao động chăm chỉ và cật lực, và thực tế thì công sức bỏ ra cũng được đền đáp xứng đáng. Khác với những người dân bản địa đã khá quen với lối sống nước nổi thì bèo nổi, người ngụ cư đến đây có sự tính toán trong làm ăn, cần cù trong lao động và biết tiết kiệm trong chi tiêu. Sài gòn không phải là mảnh đất dữ với họ, trái lại họ có thể đứng chân và có được một cuộc sống khá hơn so với nơi họ phải ra đi, và so với mặt bằng chung, họ có thể tồn tại theo nghĩa tích cực. Các phần còn lại đều khẳng định được họ nếu như họ có sự nỗ lực của bản than.Nhưng ở Sài gòn, với một người giàu mà trở thành một siêu giàu như Hà Nội thì không hề dễ chút nào. Vì đây là mảnh đất có nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều rủi ro. Mảnh đất mà cái gọi là con buôn sẵn sang bán cả bố đẻ mình cũng là một sự thật. Họ lừa không một tí nhân!
Và trong chính cái môi trường kinh tế ấy, trong cái kết cấu dân số ấy, thì văn hoá của con người Sài gòn thế nào. Tôi chỉ xin dung mấy từ chân chất mà mộc mạc thôi: lãng xẹt và nhạt toẹt như nước ốc ao bèo.Tôi xin dẫn chứng:
+ Tầng lớp trẻ: những công dân tương lai của thành phố, đã có một lối sống vụ lợi, sống nhanh, sống gấp trong vũ trường và quán bar, ở đó tình bạn hữu là một cái gì quá xa xỉ, mà sâu thẳm trong trái tim của những cái mặt khá non kia lại là sự sâu thẳm đến chết người về cái gọi vụ lợi . Họ không có ý thức vươn lên để chiếm lấy những đỉnh cao của tri thức, chơi nhiều hơn học, và buồn vì trò chẳng ra trò mà thầy thì thật là tệ hại vì gà què ăn quẩn cối xay. Họ thưởng thức mấy cái thứ âm nhạc được gọi là morden với câu hát- tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc. Để rồi tỉ lệ phá thai ở trẻ vị thành niên lên tới mức báo động. Ngày xưa các cụ nói chữ Trinh đáng giá đồng vàng, thì bây giờ xin thưa rằng: “nhà nó cũng có tàn có tán, có hương án thờ vua”, làm sao mà còn trinh khi chưa đến tuổi 20 được. Các buổi tối, giới trẻ đi đến các vũ trường trong tiếng nhạc chat chúa và đâu đó là những ly nước vàng đỏ cùng với chất kích thích đê mê. Họ bảo nhau là đi đập đá, còn tôi thì cho rằng họ đang đập bỏ đi cuộc đời của chính họ.
+ Tầng lớp già thì sao: trẻ đã hư, già càng mất nết. Những tường các bậc cha mẹ là tấm gương cho con cái thì không, đến 60% là một cuộc sống giả tạo trong gia đình, họ đều có bồ nhí cả. Ở đây có cái gọi là cave và cave đực. Ta thích, ta đi chơi, ta cặp và ta vào nhà nghỉ, mặc mọi chuyện xung quanh, có chết ai đâu. Sướng! Một cái sướng vô trách nhiệm
Văn hoá truyền thống của dân tộc không thấy đâu cả, mà đó là một sự ngỡ ngàng và buồn bã cho một số rất ít giới tri thức có tâm huyết với nghề. Con cái không lễ phép với cha mẹ, cha mẹ không gương mẫu với con cái, bạn bè đồng chí thì không cố gắng phấn đấu, đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ. Thế là tất cả nó như một nồi thắng cố bằng thịt trâu, không phải thắng cố xịn. Những câu ca dao, những điệu hát truyền thống, và trên hết là một văn hoá ứng xử giữa con người với con người mang nét văn hoá, một cái đẹp của người Á đông trở nên quá xa xỉ.
Một đời đi
Đi tìm
Cái đẹp
Cái đẹp ẩn trong
Vang bong một thời
Một đời đi
Một đời cóp nhặt
Cái đẹp bây giờ
Hư ảo lắm em ơi!!!"
( Tg: Việt Dũng - Trích: Sài Gòn, Kỳ I: Cái nhìn của kẻ xa xứ )
Chân dung tác giả và giai nhân Sài Thành
( Trích Album: Đi tìm cái đẹp )
3 Phản hồi:
Một cái nhìn phiếm diện của 1 quan điểm tiêu cực
Một cái nhìn đầy lạc hậu. Nhìn theo một hướng ko thể đi lên được.
Đúng thằng em không nhìn tổng thể.khó mà cầm cờ chạy trước đám ma
Đăng nhận xét