Slide # 1

BUỔI HỌC NĂM XƯA

Các thành vên bên nhau cách đây hơn 12 năm. Trong tiết học môn Dân tộc học của Ts Nguyễn Anh Cường. Tiết học được VTV ghi hình. Xem Tiếp

Slide # 2

20.10 ĐẦU TIÊN

Buổi lễ kỉ niệm 20.10 đầu tiên tại Công viên Bách Thảo. Món quà mà các chàng trai của Lớp dành tặng các bạn nữ. Xem Tiếp

Slide # 3

MỘT BUỔI THI MÔN NV KHÁCH SẠN

Các Thành viên trong Lớp, với vai diễn: Lễ tân, khách hàng trong buổi trả bài môn thi: Nghiệp vụ Lễ tân Khách sạn. Rất vui và hào hứng. Xem Tiếp

Slide # 4

MỘT BUỔI HỌC THỰC TẾ TẠI BẮC NINH'

Các thành viên nam trong Lớp tranh thủ chụp hình trong 01 buổi cùng cả Lớp về học tập thực tế tại chùa Bút Tháp. Xem Tiếp

Slide # 5

NGÀY HỘI VH.DU LỊCH 10A

Buổi Lễ hoành tráng và đầy ắp kỉ niệm của tình bạn, tình yêu, tình thầy trò sẽ bắt đầu từ lúc: 8:00 - 28/7/2018 Xem Tiếp

Cộng đồng người Hoa trên mảnh đất Sài Thành

Người Hoa chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số Sài gòn. Cộng đồng người Hoa có những nét đặc trưng, tiêu biểu không thể trộn lẫn đi đâu được. Đó là vẻ đẹp của thuần phong mỹ tục, của sự kết nối và tiếp bước truyền thống, đồng thời cũng là sự giao thoa văn hóa giữa các cộng đồng dân tộc anh em trong bầu trời Việt Nam, đất mẹ Việt Nam

Nhìn lại lịch sử, tôi phát hiện ra một điều thú vị, người Hoa không phải là cư dân bản địa, họ là những người ngụ cư. Khi thời kỳ phong kiến nhà Minh bị tập đoàn phong kiến nhà Thanh đánh đuổi và dẫn đến tan rã, thay bằng tập đoàn phong kiến nhà Thanh, những người Hoa theo tư tưởng nhà Minh bị truy sét, đánh đuổi. Họ không còn đất dung than tại quê hương, vậy là những cuộc vượt biển muôn trùng đã diễn ra. Người Hoa đi khắp nơi, từ Miến điện đến Thái lan, Lào, Campuchia, và đó còn là cả mảnh đất Sài gòn của Việt Nam. Khi đó, triều đình nhà Nguyễn đã thể hiện rõ tinh thần nhân đạo, cho họ mảnh đất dung than, tạo điều kiện để họ có thể sinh sống, khai hoang lập ấp. Sống trong trật tự của pháp luật nhà nước và hòa đồng trong cộng đồng các dân tộc và được tôn trọng bình đẳng. Cộng đồng ấy đến bây giờ ngày càng lớn mạnh và đang đóng góp mình vào công cuộc dựng xây thành phố giàu đẹp

Người Hoa cư ngụ tập trung chủ yếu tại một số quận của thành phố, tập trung hơn hết là khu vực quận 5- Chợ Lớn.  Trong sự tăng trưởng của kinh tế, mặt trái của kinh tế thị trường khiến cho con người ta đổi khác, nhưng tôi phát hiện ra sự thú vị đó là văn hóa truyền thống vẫn được bảo tồn trong từng nếp sống của người Hoa nơi đây. Ngày xưa các cụ nhà ta thường dạy: Giấy rách phải giữ lấy lê. Điều đó được thấy khá rõ trong đời sống tinh thần của họ. Nếu như trong các gia đình Sài gòn, việc kết cấu trong gia đình gần như bị buông lỏng vì cuộc sống hối hả kiếm sống. Họ không giành nhiều thời gian giáo dục con cái, không thực sự quan tâm gia đình và chăm lo cho gia đình một cách có trách nhiệm, điều đó dẫn đến một mối nguy hại, gia đình có nguy cơ tan vỡ, con cái không được dạy bảo đến nơi đến chốn, dẫn đến thất học, rồi phạm tội lúc nào không hay. Trái lại, những gia đình người Hoa vẫn giữ được nét truyền thống, con cái được dạy bảo , từ học ăn, học nói, học văn hóa ứng xử làm người. Và những nét đẹp ấy lại càng tăng lên khi những vốn quý trong văn hóa của họ vẫn lưu truyền.  Trước tiên phải nói tới đó là một ngôn ngữ không bị lãng quên. Người Hoa sang đây sống từ đời này qua đời khác, đã hang thế kỷ, nhưng ngôn ngữ tiếng Hoa không hề mất đi. Bên cạnh sử dụng ngôn ngữ phổ thong- Tiếng Việt, người Hoa vẫn sử dụng ngôn ngữ tiếng Hoa trong gia đình và trong cộng đồng của mình. Trong cách giao tiếp, người Hoa luôn có sự nghiêm túc, kính trên, nhường dưới. Người Hoa vẫn giành bữa cơm gia đình vào  buổi tối. Nơi mà họ sẽ nấu những món ăn truyền thống và cũng có thời gian mà gia đình giành cho nhau sự quan tâm cần thiết.

Nét truyền thống ấy còn được thể hiện trong văn hóa lễ hội và trong tín ngưỡng của người Hoa. Tại quận 5, có rất nhiều di tích đền miếu. Người Hoa thờ những vị thần, thờ Khổng tử hay Quan Công. Nhưng đằng sau việc tổ chức sự kiện lễ hội ấy nó toát lên một nét đẹp đó là nhớ về truyền thống, cội nguồn. Văn hóa truyền thống vẫn tồn tại và không bị mai một bởi họ đã biết công chúng hóa, biết chăm sóc và bảo tồn một cách khoa học.

Văn hóa truyền thống không thôi thì chưa đủ, phải là văn hóa thường nhật, văn hóa kinh doanh. Mảnh đất Chợ Lớn được biết đến như là một trung tâm thương mại hàng đầu của cả nước. Ở đó, có phường hội buôn bán hẳn hoi, họ có một văn hóa kinh doanh khá tốt- văn hóa đề ra chữ tín làm đầu. Tôi xin dung những cảm nhận đó để nói về  văn hóa kinh doanh người Hoa. Ở mảnh đất này, các cá thể kinh doanh hay các công ty của người hoa làm ăn theo một quy ước với nhau, một cách cạnh tranh lành mạnh, khoa học. Hàng hóa được bày bán rất nhiều, đáp ứng đủ nhu cầu của người dân từ tầng lớp thượng lưu đến bình dân. Nhưng một điều có thể thấy rõ là chữ tín trong kinh doanh thì không thể chê vào đâu được. Người Hoa sẵn sàng chịu lỗ chứ không để mất chữ tín. Vì mất chữ tín thì họ sẽ mất tất cả. Cộng đồng đó thật khó xen vào. Những người kinh doanh khác khi vào mảnh đất quận 5 kinh doanh với người hoa cùng chung một mặt hàng, thường là thất bại hơn là thành công. Đơn giản vì tính cộng đồng và bí quyết riêng của họ

Văn hóa đó còn là sự trật tự trong khuân khổ của pháp luật. Họ ý thức một điều cơ bản là chấp hành đúng pháp luật. Từ văn hóa kinh doanh, văn hóa giao thông cho tới văn hóa gia đình…, tất cả đều được thực hiện một cách khá nghiêm túc. Và mặc dù có những giao thoa với các dân tộc bản địa, thì nét văn hóa truyền thống của họ vẫn được lưu giữ khá chuẩn mực. Dường như đất lành chim đậu, và cũng phải nói thêm rằng, chẳng có nơi nào tốt đẹp cho bạn nếu bạn không cống hiến và hóa thân. Kể từ khi tổ tiên của họ đến Sài gòn đến nay, người Hoa cũng đã có những đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển chung của xã hội. Đó là một cộng đồng để lại nét đặc trưng mà vẫn còn tồn tại ở nơi thị thành ồn ã này.
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn’’

( Bút ký Sài Gòn - Kỳ II: Cộng đồng người Hoa trên mảnh đất Sài Thành - Tg Việt Dũng)

0 Phản hồi: