Nói tới nghệ thuật câu giờ hẳn độc giả sẽ nghĩ ngay tới thủ thuật của các cầu thủ bóng đá, hay các môn thể thao tính giờ khi mình đang giữ phần thắng hoặc thủ thuật câu giờ trong khi yêu nhưng nếu đã được học ở Du lịch 10A hoặc từng giảng dạy ở 10A hẳn quý bạn sẽ thấy được giá trị đích thực của "thủ thuật" này.
Trong hệ thống các chương trình học của bất kỳ trường ĐH nào ở nước ta có những chương trình, bộ môn học rất "Cần" nhưng không "Thiết" thế nên nếu giảng viên có lên lớp cũng là chiếu lệ mà thôi và sinh viên thì cứ nghỉ thoải mái, nhưng liệu đó đã phải là cách ứng xử hay đối với những người giảng viên tâm huyết với nghề và những người sinh viên ham học. Trăn trở trước sự việc ấy, ngay từ năm thứ 2 sinh viên trong lớp đã phát triển nghệ thuật văn nghệ thư giãn trong giờ học thành nghệ thuật "câu giờ" - rất văn hóa, rất sảng khoái và rất Du lịch 10A.
* Cách tiến hành:
Đơn giản lắm, ngày ấy cứ mỗi lần thấy lớp uể oải, hoặc giảng viên có việc đột xuất hoặc bài giảng không hấp dẫn là các bạn lại xin được hát, đầu tiên là hát tặng thầy, mỗi bạn ít nhất làm 2 bài sau đó lại đề cử bạn khác và thế là.............hi reng.....reng....hết giờ.* Cảm giác của người tham dự và người tiến hành thủ thuật: đều rất vui vẻ và sảng khoái.
Nhưng để không bị bắt bài trong những buổi giảng tiếp theo thì các bạn trong lớp cũng rất thông minh là mời thày, cô giáo trong lớp hát cùng như thế là vừa có sự giao lưu giữa thày và trò. Tuy nhiên, có những buổi những cây đơn ca nghỉ hết thì phải đổi để hát tập thể.
* Yêu cầu thủ thuật:
+ Phải có người cầm chịch, lớp học phải xa phòng Đào tạo và phải "bẫy " được giảng viên vào không khí chung.* Kết quả thủ thuật của chúng tôi năm ấy rất thành công với các giờ học: Tiếng Anh - Ms Tú, Dẫn luận ngữ văn, Cổ vật, Sân khấu...Nói chung là khi đã cất lên tiếng hát thì khó có thể thầy cô nào của chúng tôi cưỡng lại được sự hấp dẫn.
Nhưng cũng cần lưu ý sau khi biết mình bị "sa" vào thủ thuật này thì phần hỏi thi sẽ có thể hóc hơn nếu bạn làm không tốt song hại bất, cập lợi vì Giảng viên nhớ tên bạn rất rõ, ra trường rồi vẫn nhớ
(Trường "trắng")
0 Phản hồi:
Đăng nhận xét