Slide # 1

BUỔI HỌC NĂM XƯA

Các thành vên bên nhau cách đây hơn 12 năm. Trong tiết học môn Dân tộc học của Ts Nguyễn Anh Cường. Tiết học được VTV ghi hình. Xem Tiếp

Slide # 2

20.10 ĐẦU TIÊN

Buổi lễ kỉ niệm 20.10 đầu tiên tại Công viên Bách Thảo. Món quà mà các chàng trai của Lớp dành tặng các bạn nữ. Xem Tiếp

Slide # 3

MỘT BUỔI THI MÔN NV KHÁCH SẠN

Các Thành viên trong Lớp, với vai diễn: Lễ tân, khách hàng trong buổi trả bài môn thi: Nghiệp vụ Lễ tân Khách sạn. Rất vui và hào hứng. Xem Tiếp

Slide # 4

MỘT BUỔI HỌC THỰC TẾ TẠI BẮC NINH'

Các thành viên nam trong Lớp tranh thủ chụp hình trong 01 buổi cùng cả Lớp về học tập thực tế tại chùa Bút Tháp. Xem Tiếp

Slide # 5

NGÀY HỘI VH.DU LỊCH 10A

Buổi Lễ hoành tráng và đầy ắp kỉ niệm của tình bạn, tình yêu, tình thầy trò sẽ bắt đầu từ lúc: 8:00 - 28/7/2018 Xem Tiếp

Một đám ma - Một cái tát

“Mặt buồn như đưa đám”. Đám ma ai mà chẳng buồn, gia chủ buồn, người chia buồn cũng chẳng làm vui, mọi thứ xung quanh cũng vậy. Đó là khung cảnh chân thực của một đám ma. Đơn giản vì tất cả đang nghiêm mình để tiến đưa cho người đã khuất. Tại đó, một không gian “văn hóa đám ma” chỉ xuất hiện khi sự kiện đó diễn
ra. Điều đó đúng, và đúng gần như khắp trên lãnh thổ Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng không phải đúng trên cái xứ sở 300 năm lịch sử này- Sài Gòn. Tôi chỉ là một khách qua đường, một kẻ lạ lẫm trên mảnh đất mới, một kẻ cực đoan khi thường xuyên có những để ý, xoi mói về mảnh đất nơi đây. Điều đập vào mắt tôi đó là một không gian trong đám ma tại mảnh đất Sài gòn này. Tôi từ lạ lẫm, kinh ngạc đến bàng hoàng. Người đi xa đã nằm xuống, người còn sống đã đón nhận sự kiện đó thật đặc biệt. Người chết nằm đó để được nghe con cháu trình diễn một siri show hoành tráng vô tiền khoáng hậu. Họ phải nằm đó khoảng 5 đến 7 ngày để trở thành một “ma thối” trong cái gọi là “văn minh”. Sau khi làm thủ tục pháp lý là giấy báo tử, đông đảo an hem, con cháu khắp mọi nơi kéo về, hàng xóm bạn bè đến chia buồn, gia quyến tiếp tục để con ma nằm đó. Một dàn nhạc là kè tây được kéo đến, chơi đủ các loại âm thanh trướng tai nhất trên đời.
Thật đặc biệt, không một tiếng khóc bật lên. Thật bất ngờ, người ta chơi những bản nhạc vui, từ rap đến hip hop. Thậm chí, còn có những “thanh niên” sẵn sàng lên nhảy những điệu nhảy vô cùng bốc lửa và táo bạo. Trong khi đó người chết vẫn nằm đó. Chưa hết, đám ma sẽ đi đến cao trào khi một super ca sĩ trình diễn một bài hát nổi da gà, rợn tóc gáy. Ca sĩ là ai? Tôi tự hỏi, họ thật lòe loẹt, té ra đó là BD kiêm ca sỹ, họ hát những bài hát vô hồn, vô vị. Nhưng tôi kinh ngạc thôi thì chưa đủ, tôi còn bàng hoàng vì tại sao con cháu lại có thể để những điều đó diễn ra trong một sự kiện đau buồn này. Có ai đó nói với tôi rằng làm như thế thì người chết mới được hạnh phúc nơi suối vàng. Hạnh phúc đâu thì tôi chưa thấy, nhưng tôi chỉ thấy rằng có phải
môi trường đang mất vệ sinh nhiều hơn khi mà hồn ma vẫn còn nằm đó gần cả tuẩn, khi mà sự tốn kém đang nhiều hơn, khi mà sự xuống cấp văn hóa đang càng rõ nét. Đến đây tôi chợt nghĩ trong đầu đó là một cái tát đau đớn mà khó thể quên được trong cuộc đời. Cái tát đối với cơ quan quản lý chức năng về văn hóa cũng như về vệ sinh môi trường, cái tát với những người còn sống về một lối ứng xử trong một đám ma với người đã chết. Vâng, đó là một cái tát đau đớn. Nhưng nó sẽ đau đớn hơn khi vẫn còn tiếp diễn những đám ma như thế này!

( Bút ký - Từ SG - tg: Việt Dũng  )

1 Phản hồi:

Nặc danh nói...

Bài viết để lại nhiều suy nghĩ. Cho dù chúng ta đang sống ở xã hội nào, thời đại nào thì chúng ta cũng luôn cần nhớ rằng chúng ta là Con Người. Hãy để phần người làm chủ chúng ta, đừng để phần con lấn át. Hãy ứng xử tốt với đồng loại cho dù họ còn sống hay vừa mới qua đời. Xin chân thành cảm ơn các bạn vì các bạn đã mang đến một sân chơi lành mạnh. Một web có văn hóa dù hãy còn rất nhỏ. Chúc các bạn thành công hơn