Đây là việc làm nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào dân tộc nơi đây biết gìn giữ, phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa.
Các lễ hội hàng năm đều được tỉnh Đắk Lắk tổ chức để đồng bào vui chơi giải trí, học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về lao động sản xuất, văn hóa cuộc sống hàng ngày.
Các công ty du lịch cũng đã phối hợp với các buôn làng gần các điểm du lịch thường xuyên tổ chức phục dựng các lễ hội truyền thống để phục vụ khách tham quan.
Cứ vào tháng 3 hàng năm, tỉnh Đắk Lắk đều tổ chức lễ hội đua voi, đâm trâu, ăn cơm mới, cồng chiêng… tại khu du lịch Buôn Đôn (huyện Buôn Đôn) thu hút đông đảo khách du lịch trong, ngoài tỉnh.
Thông qua các lễ hội, tỉnh cũng khai thác, phát huy tốt văn hóa dân gian, các trường ca, sử thi, các làn điệu dân ca, dân vũ, diễn tấu cồng chiêng, các loại nhạc cụ khác của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa.
Tỉnh đã khôi phục, phát huy các thể loại múa của đồng bào dân tộc Ê Đê như: tung khắc, tắp knia, chim gru, các làn điệu dân ca như Ar ray, amoi, Kyaw, riu yang, chốc; khôi phục điệu múa của đồng bào dân tộc M’Nông như Kroong Kor, các làn điệu dân ca như Tăm ndring, ngơi brah, mpro…
Tỉnh Đắk Lắk cũng đã phối hợp với các nhà xuất bản, các viện nghiên cứu sưu tầm, biên soạn, xuất bản nhiều đầu sách song ngữ Việt – Ê Đê giới thiệu các nghi lễ, lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa.
(Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
0 Phản hồi:
Đăng nhận xét