Slide # 1

BUỔI HỌC NĂM XƯA

Các thành vên bên nhau cách đây hơn 12 năm. Trong tiết học môn Dân tộc học của Ts Nguyễn Anh Cường. Tiết học được VTV ghi hình. Xem Tiếp

Slide # 2

20.10 ĐẦU TIÊN

Buổi lễ kỉ niệm 20.10 đầu tiên tại Công viên Bách Thảo. Món quà mà các chàng trai của Lớp dành tặng các bạn nữ. Xem Tiếp

Slide # 3

MỘT BUỔI THI MÔN NV KHÁCH SẠN

Các Thành viên trong Lớp, với vai diễn: Lễ tân, khách hàng trong buổi trả bài môn thi: Nghiệp vụ Lễ tân Khách sạn. Rất vui và hào hứng. Xem Tiếp

Slide # 4

MỘT BUỔI HỌC THỰC TẾ TẠI BẮC NINH'

Các thành viên nam trong Lớp tranh thủ chụp hình trong 01 buổi cùng cả Lớp về học tập thực tế tại chùa Bút Tháp. Xem Tiếp

Slide # 5

NGÀY HỘI VH.DU LỊCH 10A

Buổi Lễ hoành tráng và đầy ắp kỉ niệm của tình bạn, tình yêu, tình thầy trò sẽ bắt đầu từ lúc: 8:00 - 28/7/2018 Xem Tiếp

Nhân ngày ông Táo về trời

Năm nay thị trường Tết có phần nhộn nhịp hơn, khác với năm trước các bà các cô thường mua mũ cổ truyền để cúng Ông Táo nhưng năm nay có nhiều nhà đốt mũ bảo hiểm, xe máy thay cho cá chép để tiễn ông Táo về trời, thực trần sao âm vậy. Nhân ngày ông Táo về trời, xin cùng ngẫm lại tích xưa.

Không khí Tết nhộn nhịp bắt đầu kể từ ngày "tiễn" Táo quân về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23 tháng 12 Âm Lịch)

Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nhà bếp. Vào ngày này, Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời). Táo quân cũng còn gọi là Táo công là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Thí dụ:

+ Năm hành kim thì dùng màu vàng
+ Năm hành mộc thì dùng màu trắng
+ Năm hành thủy thì dùng màu xanh
+ Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
+ Năm hành thổ thì dùng màu đen

Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).

Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo công.

Sự tích Táo quân bắt nguồn từ Trung Hoa, truyện đã được "Việt Nam hóa" với nhiều tình tiết khác nhau. Tuy nhiên, các câu truyện vẫn nói lên "tình nghĩa yêu thương" giữa một người vợ và hai người chồng cũ và mới. Chính vì những mối ân tình đó mà ba người đều đã quyên sinh vì nhau. Thượng đế thông cảm mối tình sâu nghĩa đậm này đã cho về bếp núc ở gia đình... Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.

( Nguồn hn.vnn.vn)

0 Phản hồi: