Khi mà thông tin phát triển như vũ bão thì mọi việc tưởng chừng khó khăn nhất cũng đều đều trở nên đơn giản, nếu như các blogger đã và đang được hưởng những tiện ích từ nhà cung cấp google cho ý tưởng về trang blog của mình, thì giờ đây google lại giúp các bạn có thể lên cho mình một kế hoạch đi du lịch thật tiện ích với những thông tin biết trước về điểm đến. Du lịch 10A xin trích giới thiệu cùng các blogger sự thú vị này qua sự trải nghiệm thực tế của một bạn đồng nghiệp.
Khi mà thông tin phát triển như vũ bão thì mọi việc tưởng chừng khó khăn nhất cũng đều đều trở nên đơn giản, nếu như các blogger đã và đang được hưởng những tiện ích từ nhà cung cấp google cho ý tưởng về trang blog của mình, thì giờ đây google lại giúp các bạn có thể lên cho mình một kế hoạch đi du lịch thật tiện ích với những thông tin biết trước về điểm đến. Du lịch 10A xin trích giới thiệu cùng các blogger sự thú vị này qua sự trải nghiệm thực tế của một bạn đồng nghiệp.
Đi chấm trên Google
Khởi nguồn là Hàn Quốc với trang web naver.com. Theo học ở xứ sở Kim chi, tôi cảm nhận rằng tìm đường ở đây rất dễ dàng khi chỉ cần gõ tên của khu vực nào đó là sẽ tự động hiện ra với bản đồ khá chi tiết. Xin được visa đi Nhật, tôi quyết định thử tự phiêu lưu bằng cách du lịch “trước” bằng Google.
Tôi cài đặt phần mềm Google Earth cho máy tính và bắt đầu tìm hiểu cách sử dụng. Nơi tôi muốn đến là Osaka. Từ Busan, tôi mua vé tàu biển từ cảng Busan đến Osaka với giá khoảng 260 USD khứ hồi.
Osaka là thành phố cảng khá nổi tiếng ở Nhật, nhưng tôi chẳng biết gì ở đây ngoài lời giới thiệu trên vài trang web du lịch.
Từ trang Google Earth, tôi gõ vào Osaka. Chút hồi hộp. “Zoom” sát vào thành phố Osaka, tôi thấy những chấm nhỏ màu xanh, cứ nhấp chuột vào các chấm đó tôi có thể nhìn thấy các hình ảnh những địa điểm du lịch đã được đưa lên sẵn.
Kết hợp với bản đồ tàu điện ngầm ở Osaka tôi “chấm” mình sẽ đến Ferri Ternimal (bến phà) nằm ở phía Nam của thành phố. Theo trang web của các tuyến xe buýt thì tôi cần phải đến khu Namba. Đây cũng là khu vực mà tôi tìm được nhiều hình ảnh nhất trên Google Earth. Tôi xác định sẽ đến Osaka lâu đài Osaka) để tham quan và tìm nhà hàng Con Cua tại khu Dotonbori để thưởng thức món cua Nhật Bản….
Đặt chân lên “chấm”
Trải qua 18 giờ lênh đênh trên biển từ Busan đến Osaka. Việc đầu tiên là làm thủ tục nhập cảnh, sau đó tôi thẳng tiến đến ga tàu điện ngầm.
Trên tay tôi là xấp giấy in đủ các loại bản đồ và hàng loạt câu tiếng Nhật viết sẵn. Tên của các địa điểm tôi đến được in rất to bằng cả hai tiếng Nhật và Anh để có lỡ đường thì còn hỏi.
Từ Ferry Terminal có sơ đồ chỉ dẫn cho tôi đến ga tàu điện ngầm. Cũng khá quen với việc đi tàu điện ngầm nên không khó để tôi xác định khu Namba để mua vé. Tuy vậy muốn mua vé tôi phải đút tiền vào trước theo kiểu “tiền trao cháo múc” (hơi ngược với ở Hàn là tôi chọn tuyến, chọn địa điểm đến rồi máy sẽ báo số tiền phải trả).
Phải mất 5 phút hì hục ấn đủ các loại nút mà vẫn không lấy được vé, tôi mới định thần và quan sát cách mua vé của người Nhật. Quả là quan sát bao giờ cũng tiết kiệm thời gian hơn.
Khu Namba, đặc biệt con đường Dotonbori là trung tâm thời trang, ăn uống và vui chơi giải trí của Osaka. Thiên hạ đã truyền miệng, “Muốn thấy kimono thì hãy đến Kyoto, còn muốn ăn ngon thì hãy đến Osaka” (hai thành phố cách nhau khoảng hơn 1 giờ xe buýt).
Tôi lang thang cả buổi trưa ở Namba và chỉ trở lại vào buổi chiều tối từ Osaka Caslte để thưởng thức món mì rồng vàng nổi tiếng với hình con rồng trưng ngay trước quán.
Giá một tô mì 6 – 8 USD. Ban ngày, đôi khi khách phải xếp hàng, lấy số thứ tự và chờ đến lượt vào ngồi ăn vì quán nhỏ, nằm ngay góc đường và chỉ có vài cái bàn.
Là biểu tượng của Osaka nên tôi nhất định phải ghé thăm toà lâu đài này. Được xây từ năm 1583 và xây lại những năm 1620, sau đó trải qua các lần bị phá hoại và trùng tu năm 1931 và lần cuối năm 1997, toà lâu đài vẫn giữ được nét cổ kính và uy nghi của nó.
Vòng bao ngoài của lâu đài là đường, tiếp theo vòng thứ hai là ao nước bao xung quanh. Vòng thứ ba mới là khuôn viên của lâu đài với chiều cao từ mặt nước lên đến bờ cả chục mét. Bước vào khuôn viên lâu đài chính là lúc tôi cảm thấy ngợp bởi chiều cao và sự bề thế của nó.
Bên trong lâu đài là bảo tàng trưng bày về cuộc đời của vị hoàng đế thế kỷ 16, Toyotomi Hideyoshi và lịch sử của toà lâu đài. Từ đỉnh lâu đài, khách còn có thể phóng tầm nhìn ra khắp thành phố với các toà nhà cao tầng và cả sân bay Osaka.
Bên ngoài là không gian tĩnh mịch, uy nghiêm của một lâu đài cổ kính. Cấu trúc hình tháp to từ chân nhọn lên đỉnh đặc trưng của Nhật Bản vẫn còn được giữ nguyên.
Khách đến thăm đông nhưng không khí rất yên ắng, chỉ có tiếng máy bay thi thoảng lại văng vẳng quanh lâu đài (Osaka Caslte nằm ngay trên hướng đường băng hạ cánh của sân bay Osaka).
Gần chân lâu đài là khu vực mang tên Expo 70, nơi người Nhật chôn các vật quý của nền văn minh Nhật Bản và thế giới thế kỷ 20. 2.098 mẫu vật được đặt dưới lòng đất ở độ sâu 15m.
Rời khỏi vòng ngoài của Osaka Castle, cái cảm giác huyền bí về một nơi lịch sử vẫn vương vấn đâu đây. Từ xa, đỉnh của toà lâu đài vẫn hiện lên một cách oai hùng. Tạm biệt Osaka Castle, tạm biệt một phần của lịch sử thành phố lớn thứ hai ở Nhật Bản.
Tôi có một ngày dài lang thang trên đất Osaka mà không phải vất vả tìm đường và hỏi đường, lại có cơ hội tự khám phá miền đất mới. Âu cũng là một cách du lịch bụi khá hẫp dẫn.
Google Earth là phần mềm có thể downtừ trang http://earth.google.com/ Tất cả các chỉ dẫn thường bằng tiếng Anh nhưng khá đơn giản. Bạn có thể “chấm” trực tiếp lên bản đồ ảo, ghi chú theo cách của mình và sau đó gửi email hình ảnh này cho chính bạn.
Du lịch ở Nhật Bản bạn phải làm quen với giá cả giao thông trên trời. Nếu muốn đi tham quan bất cứ nơi nào thì dễ nhất là tìm đến ga tàu điện ngầm. Tại hầu hết các ga tàu điện ngầm đều có bản đồ hoặc các văn phòng “tourist information center” (trung tâm thông tin dành cho khách du lịch). Từ đó bạn có thể tìm đường đi dễ dàng hơn.
Ở Namba, nổi tiếng nhất là món cua bể mà tôi đã nhìn thấy hình trên Google. Tôi đứng trước quán với hình con cua sừng sững trước mắt và trào lên cảm giác hạnh phúc khi nhìn nhà hàng “bằng xương bằng thịt” bên ngoài.
Theo SGTT
0 Phản hồi:
Đăng nhận xét