Slide # 1

BUỔI HỌC NĂM XƯA

Các thành vên bên nhau cách đây hơn 12 năm. Trong tiết học môn Dân tộc học của Ts Nguyễn Anh Cường. Tiết học được VTV ghi hình. Xem Tiếp

Slide # 2

20.10 ĐẦU TIÊN

Buổi lễ kỉ niệm 20.10 đầu tiên tại Công viên Bách Thảo. Món quà mà các chàng trai của Lớp dành tặng các bạn nữ. Xem Tiếp

Slide # 3

MỘT BUỔI THI MÔN NV KHÁCH SẠN

Các Thành viên trong Lớp, với vai diễn: Lễ tân, khách hàng trong buổi trả bài môn thi: Nghiệp vụ Lễ tân Khách sạn. Rất vui và hào hứng. Xem Tiếp

Slide # 4

MỘT BUỔI HỌC THỰC TẾ TẠI BẮC NINH'

Các thành viên nam trong Lớp tranh thủ chụp hình trong 01 buổi cùng cả Lớp về học tập thực tế tại chùa Bút Tháp. Xem Tiếp

Slide # 5

NGÀY HỘI VH.DU LỊCH 10A

Buổi Lễ hoành tráng và đầy ắp kỉ niệm của tình bạn, tình yêu, tình thầy trò sẽ bắt đầu từ lúc: 8:00 - 28/7/2018 Xem Tiếp

Lễ hội chá chiêng của người Thái


Lễ hội chá chiêng là lễ hội tín ngưỡng do ông mùn lớn tổ chức. Ông mùn là người có uy tín trong cộng đồng người Thái qua việc chăm sóc phần hồn cho người dân.

Cứ ba năm, ông mùn lại tổ chức lễ tạ ơn Then Luông và các then khác trên Mường Trời. Lễ vật dùng cho việc này đều do các con nuôi, con ruồng (lục liểng, lục nà) đóng góp. Lục liểng, lục nà là những người đau ốm được ông mùn cúng khỏi trở thành người con phụ thuộc vào thầy mùn.

Lễ hội chá chiêng được tổ chức vào dịp lá mạ non buông rũ xuống mượt mà (cây mạ là một loại cây mọc ven suối, có hoa từng chùm, màu vàng), vào dịp tháng giêng, tháng hai âm lịch. Ngày làm lễ do ông mùn chọn, tránh những ngày xấu (thường là ngày 5, 14, 23).

Địa điểm tiến hành lễ là ngôi nhà sàn của chính ông mùn. Ngày đó, ngôi nhà được trang trí sặc sỡ bằng những tấm vải thổ cẩm. Chính giữa nhà đặt cây hoa chá - cây hoa trung tâm của lễ hội.

Cây hoa này được làm bằng cây tre, đục nhiều lỗ để cắm các cành hoa do các con nuôi làm và mang đến. Hoa được làm bằng thân cây mềm, xốp (cây phá nước), gọt nhiều cánh và nhuộm nhiều màu. Cây được phân ra làm hai tầng: tầng cao nhất (ten chỏm) là tầng của trời, tầng chủ lễ; tầng dưới là tầng của trần gian treo những vật đan kết bằng sợi lạt tre, nứa tượng trưng cho vạn vật trên mặt đất như ếch, nhái, ve sầu, chim, cá, quả trứng, cái bừa, khung cửi, cái trống, con dao… biểu tượng cho sự sống sinh sôi nảy nở ở trần gian.

Mâm cỗ cúng đặt trước bàn thờ, gồm có một con gà luộc, gói xôi, quả trứng, cuộn vải trắng, vòng đeo tay bằng bạc, đĩa trầu cau, thanh kiếm và các đồ cúng khác của ông mo.

Tham gia vào cuộc lễ gồm có: ông mùn luông chủ lễ, một ông mùn khác do ông mùn luông mời gọi là ông mùn lam, ông nhồm (còn gọi là phằng pang, phụ trò), ông thổi pí mùn, các con nuôi và đông đảo dân chúng đến dự.

Lễ hội chá chiêng diễn ra hai ngày một đêm. Ngày thứ nhất, ông mùn luông cúng xôi phát hạn ho (nơi ở của Tảy, tức là thần của mùn luông), xin phép trời được hành lễ chá và cho phép thuật được nhập vào mùn luông. Lễ này gọi là lễ “pồn cốn pời mường”. Ông mùn luông hát bài mo lảng bán, lảng mường (xua đuổi ma quỷ, điều xấu, điều ác ra khỏi bản mường). Ngày hôm sau, ông mùn luông bắt đầu hành lễ, những người khác phụ giúp việc nhà.. Ông mo vừa đuổi ma dữ, ma xấu ra khỏi nhà bằng động tác múa kiếm và đập bóng bu rộn rã (bóng bu là nhạc cụ bằng ống tre). Sau mo này mới được phép mổ lợn và các con nuôi dâng cỗ. Ông mùn làm lễ “an pàn kháu” điểm mâm cỗ các con nuôi. Nhiều trò chơi cùng lúc hoà nhịp với lời mo: múa kiếm, múa khăn dập bóng bu… Các con nuôi hoà vào cuộc múa của thầy mùn đóng vai các ma (phi), các loại người như người mù, người què, mẹ Mường (mẹ trời sinh ra con người), kẻ trộm cắp, kẻ tham ăn, nàng Sen Bèn (thần ái tình), trai Lào, khách buôn, người bán v.v… diễn tả các động tác lao động như cưỡi voi, phi ngựa, dắt trâu, dệt vải, hái nấm, xúc cá, đắp bai, làm mương, cày, bừa, cấy, gặt v.v…

Sau những phần diễn trên là phần hát nhặt hoa. Hát nhặt hoa là hát đoán số mệnh các con nuôi, do ông mùn hát. Hát mo tiễn Mường Then về trời được coi là phần kết thúc lễ hội. Ông mùn luông cầm con gà trống mào đỏ rực vừa đi vòng quanh cây hoa vừa hát. Hát dứt một chặng mo, mùn luông lại cất lên một tiếng gà gáy “càng lế ốc” báo hiệu đường lên trời bước sang ngày mới.

Cuối cùng, ông mùn luông hát lời mo gọi vía cho tất cả mọi người dự hội. Quan niệm cho rằng, khi dự lễ chá, người có vía “non” thường “rơi vía”, sinh ra ốm đau nên ông mùn phải gọi vía trở lại với mọi người, mong mọi người luôn khoẻ.

(Theo Báo Hòa Binh)

0 Phản hồi: