Slide # 1

BUỔI HỌC NĂM XƯA

Các thành vên bên nhau cách đây hơn 12 năm. Trong tiết học môn Dân tộc học của Ts Nguyễn Anh Cường. Tiết học được VTV ghi hình. Xem Tiếp

Slide # 2

20.10 ĐẦU TIÊN

Buổi lễ kỉ niệm 20.10 đầu tiên tại Công viên Bách Thảo. Món quà mà các chàng trai của Lớp dành tặng các bạn nữ. Xem Tiếp

Slide # 3

MỘT BUỔI THI MÔN NV KHÁCH SẠN

Các Thành viên trong Lớp, với vai diễn: Lễ tân, khách hàng trong buổi trả bài môn thi: Nghiệp vụ Lễ tân Khách sạn. Rất vui và hào hứng. Xem Tiếp

Slide # 4

MỘT BUỔI HỌC THỰC TẾ TẠI BẮC NINH'

Các thành viên nam trong Lớp tranh thủ chụp hình trong 01 buổi cùng cả Lớp về học tập thực tế tại chùa Bút Tháp. Xem Tiếp

Slide # 5

NGÀY HỘI VH.DU LỊCH 10A

Buổi Lễ hoành tráng và đầy ắp kỉ niệm của tình bạn, tình yêu, tình thầy trò sẽ bắt đầu từ lúc: 8:00 - 28/7/2018 Xem Tiếp

Tự hào biển số 18 - Trường "trắng"

Hôm nay thứ bảy, trời Hà Nội không nắng, ngồi nhớ quê, nhớ ánh trăng của đêm rằm trung thu,còn vài ngày nữa là rằm rùi, trăng vẫn sáng và có những người con của mỗi miền quê vẫn phải xa quê. Trường tôi xin đăng lại bài viết của mình trên Diễn đàn tuổi trẻ Nam định để anh chị em và các bạn cùng chia sẻ. Bài này tôi viết cách đây gần 2 năm với bút danh Hào khí Thành Nam, được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và được báo điện tử đăng tải trên mục Văn hóa Nam Định. Mời anh chị và các bạn cùng chia sẻ với Xuân Trường

" Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày", câu hát ngọt ngào ấy chắc hẳn đã trở thành những kỷ niệm khắc ghi trong tim mỗi người. Nhớ về quê hương mỗi người có nhiều cảm xúc khác nhau, có thể là tên đất, tên người, về các đặc sản của quê hương, và hôm nay xin cùng độc giả nhớ về quê hương Nam Định qua biển xe 18.
Thoạt nghe có vẻ hơi buồn cười, nhưng chính những điều bình dị ấy lại tạo nên sự sâu sắc trong nỗi nhớ quê với mỗi người Thành Nam.

* Tại sao lại là số 18:

Không ai lý giải được việc phân biển số xe cho Nam Định không biết có phải là có sự lựa chọn không hay chỉ là ngẫu nhiên, nhưng có một điều chắc chắn rằng số 18 là con số của sự phát triển và may mắn:
+ Trong quan niệm của người xưa thì số chẵn là biểu thị cho Âm và số lẻ biểu thị cho Dương, chính vì thế mà khi thắp hương hay chọn kích thước bao giờ con người cũng chọn số lẻ - con số của sự sống, ví dụ như thắp 1, 3, 5, 7 nén hương mà không phải là 2, 4, 6. Điều đó có nghĩa là 18 có sự hài hòa giữa Âm và Dương - theo quan niệm của Phong Thủy thì sự kết hợp của âm và dương là nguồn gốc của sự phát triển. Trong cuộc sống luôn có sự hài hòa giữa âm và dương: con trai - dương, con gái - âm, lập gia đình thì sinh xôi nảy nở... Vậy con số 18 là con số của sự phát triển.

+ Trong từ điển Hán học thì 1 là Nhất, 8 là Bát => 18 là nhất bát, 1 + 8 = 9 ( cửu) là bền vững, chính vì thế mà 18 còn là con số của sự bền vững, nhìn lại những trang vàng chói lọi của dân tộc ta có thể thấy cũng xuất hiện những con số 18 như: 18 đời vua Hùng, trên mặt trống đồng có hình 18 cánh sao...Với người thích chơi số đẹp thì 18 là 9 nước là con số cao nhất trong dãy số tự nhiên.

Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng con số 18 trong biển số của Nam định là con số đẹp, con số của sự phát triển, sự bền vững cũng như sự sinh sôi nảy nở. Bạn thử làm một phép tính nhẩm xem các vụ tai lớn xảy ra trên đất nước ta có vụ nào mà biển xe là 18 không - tôi thấy là không có, nếu có cũng chỉ là người Nam Định nhưng lái xe mang biển số khác mà thôi.

* Con số 18 hôm nay:

Thật tự hào biết bao khi trên khắp đất nước ta, đi tới đâu cũng gặp người Nam Định, và dường như những đại gia lớn trên đất nước ta cũng đều là người Nam Định ( Ông La Thăng - công ty ĐPM, Sông Đà; Ông chủ sân golf Tam Đảo, sân golf Hải Dương; Bà chủ khách sạn lớn nhất Đà Lạt...), và trên một hành trình dài, dừng chân trong các quán Phở bò gia truyền chúng ta lại gặp người Nam Định. Và bây giờ nhìn thấy biển số xe 18 là thấy quê hương Nam Định, trên mọi nẻo đường của đất nước từ anh xe ôm tới các bác xe tải đều có bóng dáng của con số 18.
Nhưng cũng đau lòng thay khi không chỉ tôi và các bạn có những anh bạn lại thích đăng ký những biển số xe Hà Nội hay những thành phố lớn. Mặc dù cũng đã góp ý nhưng anh bạn tôi bảo " biển lạ mới sành điệu", phải chăng là như thế ? Tôi thì nghĩ khác, khi bỏ đồng tiền ra mua một cái xe mà cái xe đó đã nói lên được mình là ai. Nếu bạn là người HN mà giàu thì bình thường, nhưng giữa TP lớn mà có người NĐ giàu thì tự hào biết nhường nào.. Ý thích con người là vô hạn và không giống nhau nên cũng không trách anh bạn tôi được.
Đã có lần đi trên phố phường HN, một anh chàng sành điệu Hà Thành vượt qua biển 18 của tôi mỉa mai bằng giọng chê bai: " đồ nhà quê", tôi nghĩ cho qua nhưng không được, tôi phóng lên trước dừng xe lại và mời anh chàng vào một quán hạng sang của HN và trò chuyện, tranh luận cùng anh thế nào là quê và phố ( ban đầu không được cởi mở cho lắm), sau anh ngã ngũ ra là có quê mới có phố, trước khi có thành phố thì phải có xóm, làng, phố làng, phố huyện rồi mới có thành phố, nên con người thành phố cũng phần lớn có tổ tiên là từ quê. Tôi đùa anh, xe anh mang biển 29 là anh có họ với người NĐ đấy, anh thắc mắc, tôi nói vui, khắp miền Bắc này là bạn của người NĐ vì gần như tất cả các biển xe hợp lại đều thành con số 18. Này nhé: biển Hà nội 29 ( 2x9 = ?), biển Thanh Hóa 36 (3 x6 = ?), biển Bắc Ninh 99 (9 + 9 = ?)...phải chăng vì thế mà con người Thành Nam vừa có cái hào hoa thanh lịch của người HN, vừa có chất văn hiến của người Kinh Bắc lại có cái cần cù tiết kiệm của người xứ Thanh...

Là người thành nam đã có xe và chưa có xe, bạn nghĩ sao khi mang trên xe mình biển số 18

* Tại sao 18 lại phải xa quê:

Thưa anh chị và các bạn, khi gửi bài lên lòng biết bao hồi hộp và lo lắng, vẫn biết sẽ có nhiều ý kiến, nhưng điều làm mình trăn trở nhất là: Tại sao biển 18 lại đi các tỉnh nhiều đến vậy. Hàng loạt câu hỏi cứ trở về trong tôi: Tại ND mình nghèo quá hay tại quê mình khó làm ăn?... Với mỗi người xa quê thì đều có một cách lý giải khác nhau cho mình, nhưng tôi thiết nghĩ người quê mình tài và đông quá nên điều kiện ở quê không phát huy hết được khả năng của họ. Người quê mình mỗi lần gặp nhau cứ nói vui: Có tài thì ra thiên hạ mà sống...quả đúng như vậy ở quê mình cứ lớn lên là mọi người muốn đi ra ngoài để lập nghiệp. Và, phải chăng xa quê cha đất tổ, làm ăn tốt nhớ về quê mà lại yêu quê hương mình hơn.
Có một điều mà trò chuyện lâu với người tỉnh bạn, mọi người đều có chung một đánh giá là: " Người Nam Định tài ", quả không sai ! Xin kể một câu chuyện cũ cũng là "Ôn cố tri tân ", dưới thời phong kiến khi mà cả nước có 4 làng học thì Nam Định cũng có một làng, đó là làng Hành Thiện ( quê của bác Trường Chinh - Xuân Hồng - Xuân Trường ) cùng với Mộ Trạch của Hưng Yên, Đông Ngạc Hà Nội, Cổ Am - Hải Phòng... Không " tài " sao được khi cả nước thời phong kiến có An Nam Tứ Đại khí ( Bốn vật lớn nhất nước An Nam ) thì Nam Định cũng có một - Vạc đồng phổ Minh, cả nước tôn vinh Tứ bất tử, Nam Định cũng có một - Mẫu Liễu hạnh. Cũng là gẫm thế thôi chứ ND mình còn nghèo, đồng bào phải bôn ba để kiếm sống cũng là lẽ đương nhiên.
Xa quê có nhiều cái tốt, nhưng có những cái không tốt, mình lo nhất là bây giờ về quê trẻ thì đi hết, còn lại toàn ông bà già và con trẻ, các hội hè, đình đám và làng nghề cũng đang thưa thớt dần. Chỉ làm một so sánh nhỏ thôi, nếu để ý các bạn thấy chương trình của Đài truyền hình Thái Bình có nội dung chương trình đa dạng hơn tỉnh mình rất nhiều, họ cũng là một tỉnh hàng xóm vậy mà gần như những nét văn hóa còn được bảo lưu. Người Thái Bình không tài ư, người Thái Bình thích ở quê ư ! làm sao có thể lý giải được. Cái chính là người Thái Bình gắn bó với quê ( từ quê theo đúng nghĩa ) hơn Nam Định. Chỉ vài phân tích nhỏ thế e chưa nói hết được những gì của quê hương đang trải qua mà lòng bao trăn trở, nhưng hy vọng anh em sẽ chia sẻ để Tuổi trẻ Nam Định sẽ làm hồi sinh lại những giá trị trường tồn của quê hương ND.

* Văn hóa biển số 18

Thưa các anh chị ! quả đúng như những gì các anh chị và các bạn đã trao đổi, dù ta sinh ra ở đâu và làm gì thì ta cũng cần có một quê hương và cũng như đã nói tự hào về quê mình có nhiều điều để nói lắm bởi "yêu quê yêu cả đường đi, ghét quê ghét cả tôn ti họ hàng" mà ! Còn với quê, với nơi mình gắn bó mà ta thờ ơ thì cũng nên xem lại mình, vẫn biết rằng ta sống chứ ta không tồn tại nên có một bạn đã nói " " Anh rất tự hào vì anh chính là anh, chứ anh không bao giờ lấy Quê Hương Nam Định làm niềm tự hào của riêng anh", thiết nghĩ cũng nên suy nghĩ lại. Có một câu hát rất hay :" Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người ", người không nhớ quê, không tự hào về quê mình mà vẫn lớn nổi thành người, thì người đó chắc có nhiều quê hương " tới đâu là nhà, ngã đâu là giường".
Yêu quê hương, tự hào về quê hương thôi thì chưa đủ, đặc biệt là chỉ qua một con số, điều này tôi đồng ý với các bạn. Nhưng tại sao chúng ta không biến con số vô tri vô giác ấy thành một điều gì đó thân thương và gần gũi để rồi ta " Tự hào". Đã có nhiều đêm tôi nghĩ, tại sao khi gặp nhau những người đi xe biển 18 không chào nhau một tiếng để thêm sự ấm cúng nơi đất khách quê người, để biết rằng đang có một người cùng quê đồng hành với mình. Cũng có không ít những anh bạn thấy biển 18 lại tỏ ra thờ ơ hoặc cố phóng xe lên mà thể hiện, điều đó cũng tốt nhưng tốt hơn nếu ta chào nhau một tiếng, các cụ ta dạy rằng "Lời chào cao hơn mâm cỗ " mà.
Tôi chẳng có gì cho anh và anh cũng chẳng có gì cho tôi, bởi chúng ta chưa gặp một lần, nhưng tôi với anh có một điểm chung là cùng quê Nam Định, thì tại sao ta không thể chào nhau một tiếng cho ấm lòng người xa quê. Còn nếu anh đang ở quê ư ! anh đừng lo là chào nhau suốt ngày, anh và tôi cùng sống tốt lên anh giàu, tôi mạnh, chị ấy văn hóa là quê hương Nam Định ta sẽ đẹp biết mấy. Người Hải Dương thấy xấu hổ khi gọi họ là: bánh chưng đất, gà cắm tăm, người Thanh Hóa xấu hổ khi gọi là dân ăn rau má phá đường tàu, người Thái Bình thì tay gậy tay bị khắp nơi tung hoành, còn anh nghĩ sao khi người ta gọi anh là dân hai ngón như người Hải Phòng, cho dù thời đó không còn nữa. Tôi tức.... tức...tức... lắm chứ và nếu anh biết tức là anh đã yêu quê, còn vì lẽ đó mà " anh không bao giờ lấy quê Nam Định làm niềm tự hào của riêng anh" thì anh cũng bình thường và tầm thường thôi, bởi cái vĩ đại bao giờ cũng bắt nguồn từ điều bình dị nhất
Là người Thành Nam đã có xe và chưa có xe, bạn nghĩ sao khi mang trên xe mình biển số 18./.

>> Xem ý kiến trao đổi tại Diễn đàn Nam Định: Tại đây
>> Một số bạn khác đã đăng lại bài này tại đây: 1, 2, 3,
>>
Các bài khác gửi đã gửi dưới nick Hào khí Thành Nam. Tại đây
Keys: dulich, 18, 10a, biển số, tự hào, hào khí, Thành nam, Nam định, online
quê hương...

0 Phản hồi: